Trẻ em có bị viêm âm đạo không|Nguyên nhân viêm âm đạo
Trẻ em có bị viêm âm đạo không là thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm và mong muốn sớm có lời giải đáp.
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến, có tỷ lệ chị em mắc viêm nhiễm cao. Tuy nhiên, nhiều người không rõ liệu trẻ em có khả năng nhiễm bệnh không. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Giải đáp thắc mắc trẻ em có bị viêm âm đạo không?
Trả lời trẻ em có bị viêm âm đạo không, chuyên gia y tế cho biết trẻ em có thể nhiễm bệnh này. Tuy nhiên, nguyên nhân và nguy cơ gây ra bệnh hoàn toàn không giống với phụ nữ trường thành.
Các mẹ hãy chú ý những nguyên nhân dưới đây để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đừng chủ quan vì trẻ em vẫn có thể bị nhiễm trùng âm đạo do các yếu tố như:
Thiếu rào chắn sinh lý khiến trẻ bị viêm âm đạo
Trẻ em bị viêm âm đạo do chưa có lông mu, hai môi nhỏ, màng trinh mỏng, trực tràng nằm gần âm đạo… Các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài dễ xâm nhập và tấn công.
Ngoài ra, vì cơ thể trẻ em còn nhỏ nên sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Môi trường pH trung tính thiếu kháng thể bảo vệ nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men có hại phát triển mạnh hơn.
Trẻ bị nhiễm trùng ở âm đạo do nội tiết tố
Trẻ bị nhiễm trùng ở âm đạo còn xuất phát từ yếu tố nội tiết tố. Trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, một số trẻ nhận lượng Estrogen từ mẹ qua đường máu. Lượng estrogen này khiến cho âm đạo của trẻ dễ bị kích ứng.
Trong giai đoạn trước dậy thì, các bé gái thiếu hụt lượng estrogen cũng có thể xuất hiện viêm nhiễm da môi nhỏ.
Vệ sinh chưa đúng cách khiến trẻ đối mặt với viêm âm đạo
Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, quá lạm dụng các dung dịch tẩy rửa khiến vùng da âm đạo nhạy cảm, dễ viêm nhiễm.
Thành phần hóa chất có trong xà phòng, sữa tắm hay dung dịch tẩy rửa quá mạnh khiến trẻ bị dị ứng. Rửa vùng kín không đúng chiều khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập ngược lại âm đạo cũng dẫn tới viêm nhiễm.
Dùng quần áo có chất liệu không phù hợp
Vải quần áo không thoáng khí dễ bị bí, nếu ẩm ướt càng tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn. Vì thế, khi chọn quần áo cho trẻ, chị em cần phải chú ý lựa đồ vải mềm, thoáng khí và mát.
Ngoài ra, hãy tránh cho trẻ sử dụng chung khăn tắm, mặc chung quần áo hoặc dùng chung đồ chơi.
Dính môi âm đạo dẫn đến nhiễm trùng âm đạo ở trẻ
Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 2% bé gái dưới 6 tuổi gặp phải trường hợp bị dính môi âm đạo, âm hộ. Đây không phải hiện tượng quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chữa sớm sẽ tăng nguy cơ viêm âm đạo.
Nguyên nhân trẻ bị viêm âm đạo do bệnh da liễu
Nguyên nhân trẻ bị viêm âm đạo còn do các bệnh về da liễu. Trong đó, có bệnh đa xơ cứng địa y với triệu chứng da mỏng, loang lổ ở những vị trí nhạy cảm. Theo chuyên gia, trẻ bị đa xơ cứng địa y có nguy cơ viêm âm đạo cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm âm đạo là gì?
Biết rõ dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm âm đạo giúp các mẹ phát hiện và có biện pháp điều trị nhanh chóng cho trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu mà chị em cần chú ý để đưa trẻ đi khám sớm:
- Trẻ bị ngứa rát, kích ứng và nổi mẩn đỏ ở xung quanh vùng kín.
- Trẻ quấy khóc nhiều, khó chịu khi đi tiểu, kêu đau rát bên dưới.
- Vùng da xung quanh khu vực âm đạo sưng tấy phồng.
- Phát hiện ra vùng kín của trẻ có mùi hôi.
Mẹ đừng chủ quan, nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của bé như trên hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé sau này.
Cách chẩn đoán trẻ bị viêm âm đạo như thế nào?
Cách chẩn đoán trẻ bị viêm âm đạo như thế nào, thực hiện có đau và mất nhiều thời gian không?
Để đưa ra kết luận chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả chị em cần đưa trẻ đi khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Việc chẩn đoán này rất quan trọng, giúp xác định đúng bệnh, tránh điều trị nhầm.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi thăm từ bố mẹ tình hình sức khỏe cụ thể của trẻ, những triệu chứng bất thường mà trẻ đang gặp phải. Bác sĩ cũng tìm hiểu về bệnh lý trẻ mắc gần đây và loại thuốc trẻ đang sử dụng.
Sau đó, chuyên gia sẽ kiểm tra vùng sinh dục của trẻ, tiến hành nhẹ nhàng. Rồi lấy mẫu dịch mang đi xét nghiệm và phân tích kỹ, đưa ra chẩn đoán cuối cùng và tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Chú ý: Chị em hãy đưa trẻ tới các trung tâm y tế lớn, uy tín và đáng tin cậy, có đội ngũ bác sĩ giỏi, tâm lý. Các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn dễ dàng xử lý được các tình huống khác nhau.
Những ảnh hưởng của viêm âm đạo tới trẻ nhỏ
Viêm âm đạo ở trẻ em không phải là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của viêm âm đạo tới trẻ nhỏ không thể coi thường. Trẻ em có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên vi khuẩn, nấm men dễ dàng xâm nhập và phát triển, lây lan diện rộng, gây ra những ảnh hưởng như:
Đau rát và khó chịu kéo dài
Trẻ quấy khóc nhiều, khó chịu khi đi tiểu vì cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín. Điều này có thể kèm theo những cơn sốt cao, sốt li bì khiến sức khỏe của trẻ suy giảm.
Trẻ nhỏ sốt cao mãi không khỏi, sốt li bì dễ dẫn tới mất nước, cơ thể co giật và tác động tiêu cực tới phát triển của não bộ.
Nhiễm trùng lây lan, ảnh hưởng nhiều cơ quan khác
Vi khuẩn, nấm men gây viêm âm đạo có thể lây lan sang cơ quan khác như đường tiết niệu, thận… Ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của trẻ sau này. Trẻ có nhiều vấn đề sức khỏe hay ốm vặt và có sức đề kháng kém hơn các bạn.
Dù hiếm có trường hợp trẻ em bị nhiễm trùng tái phát hoặc không điều trị khỏi được. Tuy nhiên việc điều trị muộn ảnh hưởng nhiều tới khả năng phát triển của các cơ quan sinh dục, ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này.
Trẻ em bị ảnh hưởng tâm lý
Chịu đựng cảm giác khó chịu, ngứa rát trong thời gian dài khiến trẻ cảm thấy lo lắng, tác động tiêu cực tới hành vi của trẻ. Trẻ lo sợ không muốn đi tiểu, nóng nảy và hay quấy khóc.
Trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ em cũng gặp khó khăn hơn khi tham gia các hoạt động đi học, vui chơi hoặc thể thao, do cảm giác khó chịu và đau đớn.
Cách điều trị viêm nhiễm âm đạo ở trẻ nhỏ an toàn
Cách điều trị viêm nhiễm âm đạo ở trẻ nhỏ như thế nào được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay.
Trẻ em có sức đề kháng và hệ miễn dịch khác với người lớn. Vì thế, phương pháp điều trị cho trẻ cũng có nhiều riêng biệt, đòi hỏi phải được thực hiện bởi chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.
Trường hợp viêm âm đạo của trẻ khởi phát do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê liều lượng thuốc kháng sinh hợp lý. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc khác như: kháng viêm Hydrocortisone, thuốc mỡ giảm đau, tăng tốc độ hồi phục…
Trường hợp trẻ em bị viêm âm đạo do nấm thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm phù hợp. Những loại thuốc này sẽ ức chế sự phát triển và lan rộng của nấm men nguy hại.
Bên cạnh điều trị bằng các loại thuốc, chị em có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp trẻ giảm triệu chứng ngứa rát và sưng tấy vùng kín:
- Chườm mát, tắm nước bằng ấm hạn chế dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín, ngâm nước muối để giảm đau cho trẻ.
- Dùng khăn ướt chuyên dụng cho các loại da nhạy cảm để vệ sinh nhẹ nhàng cho trẻ.
- Vệ sinh đúng chiều từ trước ra sau để giảm khả năng tác nhân tiêu cực di chuyển đến âm đạo.
Lưu ý cần biết để phòng ngừa trẻ bị viêm âm đạo hiệu quả
Từ những thông tin trả lời trẻ em có bị viêm âm đạo không, chắc hẳn chị em đều đã hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Dưới đây là một số lưu ý cũng như gợi ý để giúp phòng ngừa khả năng mắc viêm âm đạo ở trẻ hiệu quả:
Lưu ý khi điều trị viêm âm đạo cần biết
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về chữa cho trẻ tại nhà.
- Thực hiện điều trị cho trẻ theo đúng đơn thuốc bác sĩ kê, không tự ý thay đổi liều lượng.
- Không được đổi phương pháp điều trị khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Trường hợp điều trị viêm âm đạo cho trẻ bằng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến trẻ bị: nhờn thuốc kháng sinh, tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, buồn nôn, người nôn nao khó chịu…
Gợi ý cách phòng ngừa viêm âm đạo ở trẻ
- Dùng quần áo làm từ vải mềm mại, thoáng khí tốt cho trẻ.
- Không giặt chung đồ của trẻ với đồ người lớn, không dùng chung khăn tắm với trẻ.
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ, dùng khăn mềm sạch để lau khô trước khi mặc quần áo.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết.
- Thường xuyên thay bỉm cho trẻ, nên thay sau 3 – 4 tiếng, tránh để quá lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng các bệnh theo quy định của Bộ y tế.
- Cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để được kiểm tra và có chẩn đoán chính xác.
Lời kết
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi trẻ em có bị viêm âm đạo không và đưa ra các thông tin cần thiết về phòng ngừa và điều trị để mẹ tham khảo. Mẹ đừng chủ quan, càng kéo dài lâu càng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Nếu chị em còn thắc mắc liên quan tới sức khỏe của trẻ nhỏ, những nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý khác thì đừng ngại liên hệ với chuyên gia y tế qua đường dây nóng 03 8.558.1111 hoặc nhấn TẠI ĐÂY!
Xem thêm bài viết:
Âm đạo bị ngứa có màu trắng là bị gì? 3 Nguyên nhân cần chú ý
bài Xem nhiều