[Khám phá] 20+ Cách chữa rong kinh nhanh nhất
Rong kinh là một trong những triệu chứng bất thường về kinh nguyệt. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 20+ cách chữa rong kinh nhanh nhất. Chị em có thể tham khảo:
Rong kinh là gì?
Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Trong đó, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bảy ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml mỗi chu kỳ.
Ở người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Lượng máu mất chỉ khoảng 50-70ml. Tuy nhiên, trong trường hợp rong kinh, máu ra nhiều và kéo dài hơn mức bình thường. Khiến chị em mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.
Rong kinh được chia thành hai loại chính:
- Rong kinh cơ năng: Liên quan đến rối loạn chức năng kinh nguyệt, thường gặp ở những giai đoạn cơ thể có sự thay đổi hormone, chẳng hạn như tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh.
- Rong kinh thực thể: Xuất phát từ các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc rối loạn đông máu.
Nguyên nhân gây rong kinh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít kéo dài, rong kinh… cụ thể như:
- Rối loạn nội tiết tố: Sự mất cân bằng hormone, đặc biệt là ở các giai đoạn như dậy thì, tiền mãn kinh.
- Rối loạn đông máu: Một số phụ nữ có các vấn đề về đông máu dẫn đến tình trạng kinh nguyệt kéo dài.
- Sử dụng các biện pháp tránh thai: Thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tử cung (IUD) có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tác động từ thuốc hoặc bệnh lý toàn thân: Một số loại thuốc chống đông máu, điều trị bệnh lý tuyến giáp cũng có thể gây rong kinh.
- Các bệnh lý về tử cung: U xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, lạc nội mạc tử cung.
[Khám phá] 20+ Cách chữa rong kinh nhanh nhất
Rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu do mất máu nhiều. Khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức khỏe tổng quát và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Khi thấy chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều kéo dài. Chị em có thể tham khảo 20+ cách chữa rong kinh nhanh nhất dưới đây:
Cách chữa rong kinh nhanh nhất bằng thuốc
Chị em cần chủ động đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và chỉ định đơn thuốc điều trị phù hợp. Thuốc tây y điều trị rong kinh chủ yếu là thuốc kháng viêm, thuốc cầm máu và thuốc nội tiết…
Các loại thuốc này có tác dụng cân bằng hormone, điều hòa khí huyết, giảm lượng máu kinh ra nhiều và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung.
Lưu ý:
Không tự ý dùng thuốc Tây khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi được bác sĩ kê đơn chị em cần kiên trì tuân thủ theo phác đồ. Bởi điều trị thuốc chữa rong kinh thường kéo dài từ 3-6 tháng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Thuốc đông y điều trị chảy máu sau khi hết kinh
Các bài thuốc Đông y chữa rong kinh thường sử dụng các dược liệu tự nhiên có tính chất điều hòa kinh nguyệt, cầm máu và cải thiện sức khỏe tổng thể cho phụ nữ. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:
Cây ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính ấm… giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, và hỗ trợ điều trị rong kinh.
Cách dùng:
- Chuẩn bị ngải cứu phơi khô cùng với các dược liệu khác như hy thiêm, hương phụ, ích mẫu, cỏ hôi.
- Rửa sạch các dược liệu, cho vào nồi, thêm khoảng 600ml nước, đun sôi cho đến khi nước còn khoảng 200ml.
- Chắt nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì liên tục trong 3-4 tháng để đạt hiệu quả.
Cây nhọ nồi
Nhọ nồi có tính mát, vị ngọt là vị thuốc dân gian được biết đến với tác dụng cầm máu tốt, hỗ trợ điều trị rong kinh.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt.
- Uống nước cốt nhọ nồi 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi trưa. Uống liên tục trong 2 tháng để giúp cải thiện tình trạng rong kinh.
Cách chữa rong kinh nhanh nhất bằng cao ích mẫu
Ích mẫu là dược liệu quen thuộc trong điều trị các vấn đề về kinh nguyệt như rong kinh, kinh nguyệt không đều.
Cách dùng:
- Chuẩn bị: 10g đào nhân, 8g uất kim, 14g bách thảo xương, 8g nga truật, 6g tóc rối đốt thành than, 16g nhọ nồi và 20g ích mẫu.
- Sắc cùng 5 chén nước, đun cạn đến khi còn 1 chén thì chắt ra. Đổ thêm 3 chén nước, sắc tiếp đến khi còn nửa chén, gộp 2 lần nước lại.
- Chia thành 2 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục 7 ngày trước kỳ kinh.
Thục địa
Thục địa (sinh địa) là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này nổi tiếng với công dụng bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt. Thục địa giúp cải thiện các triệu chứng huyết hư, băng huyết và tình trạng mất máu kéo dài do rong kinh.
Nguyên liệu:
- Thục địa: 12g
- Hoài sơn: 12g
- Phục linh: 8g
- Đơn bì: 8g
- Trạch tả: 8g
- Ô tặc cốt: 12g
- Long cốt: 12g
- Mẫu lệ: 12g
Cách thực hiện:
- Sắc thuốc: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cùng 500ml nước.
- Đun: Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi lượng nước cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
Cách dùng: Uống thuốc khi còn ấm, tốt nhất là sau khi ăn để giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, sử dụng liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị rong kinh bằng thuốc nam từ bột tầm xuân
Tầm xuân là một trong những thảo dược được sử dụng để điều trị rong kinh và đau bụng kinh hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền, tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, kích thích lưu thông máu, tiêu độc và giảm đau. Khi rong kinh có huyết ứ, tầm xuân giúp tống trừ các cục huyết ứ trong tử cung. Từ đó giúp giảm đau bụng dưới cho chị em.
Nguyên liệu:
- Rễ tầm xuân: 30g.
- Cỏ nhọ nồi: 30g.
- Tiên hạ thảo: 30g.
- Ngải cứu: 10g.
Thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho vào nồi sắc cùng 600ml nước.
- Sắc đến khi còn khoảng 300ml, tắt bếp và uống khi còn ấm.
- Chia thành 2 lần uống sau bữa ăn hàng ngày.
Chữa rong kinh tại nhà bằng cây huyết dụ
Huyết dụ không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Y học cổ truyền, huyết dụ có vị ngọt, tính bình, giúp cầm máu, tán huyết ứ, mát huyết.
Do đó, cây này rất hiệu quả trong việc điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và rong kinh kéo dài.
Nguyên liệu: 3-4 lá huyết dụ tươi.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá huyết dụ, thái nhỏ.
- Sắc với 300ml nước đến khi còn một nửa, tắt bếp.
- Chia nhỏ uống 2 lần sau bữa ăn.
Củ gừng giảm rong kinh
Gừng có tính cay, ấm, giúp làm ấm bụng và giảm đau bụng kinh, hỗ trợ trong điều trị rong kinh.
Cách dùng:
- Giã nhỏ củ gừng tươi, pha cùng với nước ấm và thêm một ít đường phèn.
- Uống nước gừng ấm này mỗi ngày giúp giảm tình trạng rong kinh và cải thiện tuần hoàn máu.
Quế
Quế là một vị thuốc dân gian có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề kinh nguyệt như rong kinh.
Với thành phần chứa hydroxychalcone, quế giúp điều chỉnh lượng insulin, ổn định hormone và hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt điều hòa hơn.
Cách sử dụng quế để chữa rong kinh:
- Chuẩn bị: Một thìa bột quế.
- Cách làm: Pha bột quế với 250ml nước lạnh hoặc nước ấm, khuấy đều cho đến khi bột tan hoàn toàn.
- Cách uống: Uống hỗn hợp này 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt. Sử dụng từ 3 – 5 ngày trước hoặc trong kỳ hành kinh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
Quế có tính nóng, do đó những người có cơ địa nóng nên hạn chế sử dụng quá nhiều vì có thể gây cảm giác nóng trong người.
Bên cạnh đó, chị em không nên dùng quá lâu hoặc vượt quá liều lượng khuyến nghị để tránh gây táo bón hoặc nóng rát trong người.
Cách chữa rong kinh nhanh nhất tại nhà bằng lá cây tề thái
Tề thái hay còn gọi là đình lịch hoặc cỏ tâm giác là loại cây thường mọc ở các bãi cỏ ven sông và ruộng hoang ở nước ta.
Theo y học cổ truyền, tề thái có tác dụng cầm máu hiệu quả cho các chứng như ho ra máu, chảy máu đường ruột, chảy máu tử cung, rong kinh, phù phổi, và sốt. Do đó, tề thái được coi là một lựa chọn tự nhiên để giảm tình trạng rong kinh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cây tề thái: 6-12g.
- Nước.
Thực hiện:
- Rửa sạch cây tề thái, sau đó phơi khô.
- Sắc nước tề thái với khoảng 500ml nước cho đến khi còn khoảng 300ml.
- Chia lượng nước đã sắc được thành nhiều lần uống trong ngày.
Cách sử dụng: Nên uống đều đặn từ 3-5 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi thấy kinh nguyệt ra nhiều.
Lá lốt chữa rong kinh kéo dài
Lá lốt được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm nhờ vào đặc tính chống viêm, khả năng điều hòa kinh nguyệt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng lá lốt để chữa rong kinh.
- Dạng tươi: Lấy một nắm lá lốt tươi, rửa sạch. Đun sôi trong lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút. Tắt bếp và để nguội một chút. Nên uống khi còn ấm, ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Dạng khô: Lấy một lượng lá lốt khô, cho vào nồi với nước. Sắc tương tự như lá tươi và uống trong ngày. Chị em cũng có thể sử dụng lá lốt trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn sống, nấu canh…
Đu đủ chữa rong kinh kéo dài
Đu đủ xanh là một trong những biện pháp tự nhiên hiệu quả giúp giảm triệu chứng rong kinh kéo dài. Nó không chỉ kích thích sản xuất estrogen để điều chỉnh kinh nguyệt mà còn chứa enzyme papain. Giúp cơ tử cung hoạt động trơn tru và tăng cường lưu lượng máu.
Cách thực hiện:
- Chế biến thành món ăn: Làm gỏi, nộm, salad là những món rất dễ ăn và dễ hấp thụ dưỡng chất.
- Xay hoặc ép: Xay nhuyễn hoặc ép đu đủ xanh để lấy nước. Tuy nhiên, bạn cần ngâm kỹ đu đủ để tránh nhựa đu đủ. Bên cạnh đó, không nên uống nước đu đủ trong những ngày hành kinh.
Mẹo vặt chữa rong kinh từ lá mùi tây
Lá mùi tây là một thảo dược quen thuộc giúp điều tiết hormone estrogen và progesterone. Từ đó, cải thiện tình trạng rong kinh và giảm đau bụng kinh.
Nguyên liệu: 6g hạt mùi tây.
Thực hiện:
- Rửa sạch hạt mùi tây và sắc với 600ml nước.
- Sắc đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành 3 phần và uống trong ngày, nên uống khi còn ấm.
Giảm rong kinh và đau bụng kinh bằng rau dền
Rau dền cơm và rau dền gai, có tính mát và giúp điều hòa kinh nguyệt. Phần rễ rau dền có tác dụng thúc đẩy lượng máu kinh ra ngoài, giảm tình trạng huyết ứ trong tử cung.
Nguyên liệu: Rễ rau dền cơm 15g, bạc thau 20g.
Thực hiện:
- Sắc nguyên liệu trên với 300ml nước đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Uống trong ngày, chia làm 2 lần khi còn ấm.
Hạt lanh
Hạt lanh (linseed) là một loại hạt nhỏ nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong việc điều hòa kinh nguyệt.
Tác dụng của hạt lanh phải kể đến như:
- Cân bằng nội tiết tố: Hạt lanh chứa lignans, một loại phytoestrogen có tác dụng tương tự như estrogen tự nhiên trong cơ thể. Điều này giúp cân bằng hormone nữ và duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Giảm triệu chứng PMS: Sử dụng hạt lanh có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau bụng, căng tức vú và thay đổi tâm trạng.
Cách chữa rong kinh nhanh nhất bằng hạt lanh:
- Hạt lanh xay sử dụng để thêm vào sinh tố, sữa chua, hoặc ngũ cốc.
- Ngâm một muỗng hạt lanh vào nước qua đêm, sau đó uống nước và ăn cả hạt.
- Bột hạt lanh dùng bột hạt lanh để nướng bánh hoặc chế biến các món ăn.
Liều lượng: Chỉ nên dùng khoảng 1-2 muỗng canh hạt lanh mỗi ngày. Ban đầu, bạn nên bắt đầu với liều nhỏ và tăng dần để cơ thể làm quen.
Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Sắt là vi chất quan trọng giúp hình thành hồng cầu trong cơ thể. Do đó, việc bổ sung thực phẩm giàu sắt là rất cần thiết, đặc biệt đối với phụ nữ bị rong kinh kéo dài. Bởi rong kinh thường gây thiếu máu cho cơ thể.
Chị em có thể bổ sung sắt bằng việc uống thực phẩm chức năng hoặc tăng cường ăn thực phẩm giàu sắt như:
- Gan động vật: Là nguồn cung cấp sắt dồi dào và rất dễ hấp thu.
- Thịt bò: Cũng là nguồn thực phẩm giàu sắt, đặc biệt là sắt heme, dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật.
- Trứng: Cung cấp một lượng sắt nhất định, và có thể được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
- Rau củ màu xanh đậm: Bầu, rau chân vịt, rau cải xoăn: Các loại rau này không chỉ chứa nhiều sắt mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác.
- Ngũ cốc: Yến mạch, lúa mạch, và gạo lứt có hàm lượng sắt cao và tốt cho sức khỏe.
- Vừng và các loại hạt: là nguồn cung cấp sắt và canxi, rất tốt cho cơ thể.
- Các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương cũng có chứa sắt và có thể dễ dàng bổ sung vào khẩu phần ăn.
Lưu ý khi bổ sung sắt:
- Ăn thực phẩm giàu sắt bạn nên kết hợp với thực phẩm chứa vitamin C. Điều này sẽ giúp tăng cường hấp thu sắt.
- Tránh ăn các thực phẩm chứa calcium hoặc tannin ngay trong bữa ăn có sắt: Các chất này có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt.
Đậu nành
Đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với phụ nữ trong việc điều hòa kinh nguyệt.
Một số tác dụng của đậu nành
- Đậu nành chứa phytoestrogen, một hợp chất tự nhiên tương tự như estrogen của cơ thể. Chất này giúp điều hòa mức độ hormone nữ. Từ đó hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu triệu chứng không đều kinh nguyệt và rong kinh.
- Isoflavone trong đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái trong những ngày hành kinh.
- Uống một ly sữa đậu nành ấm không chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt mà còn giúp giảm cảm giác khó chịu, đau bụng trong giai đoạn hành kinh.
Lời kết
Khi gặp triệu chứng rong kinh, việc thăm khám bác sĩ là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và nhận được điều trị phù hợp. Đây cũng là cách chữa rong kinh nhanh nhất, hiệu quả, an toàn.
Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số mẹo trị rong kinh tại nhà nêu trên để hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng rong kinh.